Chốt phiên 16/3, chỉ số DJIA mất gần 3.000 điểm, tương đương 12,93%. S&P 500 mất gần 12% và Nasdaq Composite giảm 12,32%.
Vốn hóa các công ty trong S&P 500 bốc hơi 2.690 tỷ USD chỉ trong một ngày. Chỉ số này đã giảm gần 30% so với đỉnh hôm 19/2. Cổ phiếu bất động sản giảm mạnh nhất trong 11 nhóm ngành thuộc S&P 500, với 16,5%. Đây cũng là mức giảm lớn nhất của nhóm này kể từ năm 2009.
Nhóm công nghệ cũng mất gần 14% - tệ nhất lịch sử. Chỉ số theo dõi biến động tại Wall Street - Cboe Volatility Index chốt phiên ở mức cao kỷ lục.
Bảng điện tử thể hiện diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua. Ảnh: Reuters |
S&P 500 hiện về mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Đây cũng là ngày giảm mạnh thứ ba trong lịch sử của chỉ số này, chỉ sau Ngày thứ hai đen tối năm 1987 và vụ sụp đổ thị trường tháng 10/1929.
Nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại về sự lây lan của đại dịch và nguy cơ nó làm tê liệt kinh tế toàn cầu, bóp nghẹt doanh thu các công ty. Họ ngờ vực khả năng giới chức có chính sách hiệu quả để xoa dịu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thiệt hại kinh tế, bất chấp việc Fed hôm 15/3 hạ lãi suất khẩn cấp lần thứ 2 trong tháng.
"Chúng ta không thể biết khi nào đại dịch mới tác động đầy đủ lên nền kinh tế", Jeffrey Kleintop – chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab cho biết.
Phần lớn giới quan sát đã chuẩn bị cho trường hợp kinh tế Mỹ tiến dần đến suy thoái. Hàng loạt quán bar, nhà hàng, rạp phim, cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đã đóng cửa để ngăn dịch bệnh lây lan.
Jim Paulsen – chiến lược gia tại Leuthold Group cho rằng thị trường đang "hoảng loạn toàn diện". "Cho đến khi nhà đầu tư thoải mái trở lại, tôi cho rằng biến động lớn sẽ tiếp tục diễn ra", ông nói.
Hà Thu (theo Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét